Thành phần
Thành phần chính của giảo cổ lam là flavonoid và saponin. Loại thảo dược này còn chứa các vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như selen, kẽm, mangan, sắt, phốt pho… Theo nghiên cứu, cây giảo cổ lam 7 lá là loại có chứa nhiều hoạt chất saponin nhất, gấp 3 – 4 lần nhân sâm.
Giảo cổ lam có tác dụng gì?
Giảo cổ lam là một loại cây mọc hoang ở Trung Quốc. Lá được dùng để làm thuốc. Vị thuốc này được sử dụng để:
- Điều trị cholesterol cao, huyết áp cao, từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch
- Điều trị sự thèm ăn, ho, viêm phế quản mạn tính, đau dạ dày mạn tính, đau và sưng (viêm), loét, táo bón, căng thẳng, sỏi mật, béo phì, ung thư
- Tăng cường và kích thích hệ miễn dịch trong cơ thể
- Giúp tăng sức mạnh cơ thể, nâng cao khả năng làm việc
- Bảo vệ gan bằng cơ chế tăng cường thải độc và tái tạo tế bào gan
- Có tác dụng điều trị chứng mất ngủ lâu năm, giúp dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu
- Cải thiện chức năng của tim, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng sức chịu đựng, tăng sức đề kháng môi trường và ngăn ngừa rụng tóc
- Giảm đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng của đái tháo đường
- Tăng cường máu lên não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người lớn tuổi
- Giảm thiểu lượng mỡ thừa trong máu, ngăn ngừa nguy cơ tai biến mạch máu não
- Hỗ trợ giảm cân, chống lão hóa da cho phái nữ.
Thảo dược này có thể được sử dụng cho các mục đích khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.
Cơ chế hoạt động
Giảo cổ lam chứa các chất có thể giúp làm giảm mức cholesterol. Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.