Giảo Cổ Lam là một loài dược liệu có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum Cucurbitaceae. Còn có tên là cây Cỏ Thần kỳ, Ngũ diệp sâm, cây Trường thọ.
Là loại cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây đực và cây cái riêng biệt. Lá kép hình chân vịt. Cụm hoa hình chuỳ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xoè hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhuỵ. Quả khô hình cầu, đường kính 5 – 9 mm, khi chín màu đen. Năm 1976, Nhật Bản tình cờ phát hiện cây này khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên núi có tuổi thọ bình quân rất cao mà nguyên nhân là do người dân nơi đó thường xuyên uống cây này. Kể từ đó, cây Giảo cổ lam được chú ý nghiên cứu kỹ lưỡng tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ… Tại Việt Nam, Giảo Cổ Lam được phát hiện vào năm 1995 và đưa vào đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, bởi Giảo Cổ Lam là một dược liệu quí hiếm giống như nhân sâm. Giảo Cổ Lam chứa hơn 100 loại saponin trong đó có nhiều loại cấu trúc giống với saponin có trong nhân sâm và tam thất. Giảo Cổ Lam có nhiều thành phần Flavonoid có tác dụng sinh học, chống lão hóa mạnh. Ngoài ra còn có các nguyên tố vi lượng Zn, Fe, Se và các Axit Amin tan trong nước...